Thứ Ba, 21 tháng 6, 2011

Khải Hoàn Môn Viêng Chăn Chăn Lào

Ký ức thời gian và lịch sử đã làm nên một Patuxay ấn tượng trong lòng du khách khi đến với nơi đây. Patuxay nằm cuối đại lộ Lan Xang (Lạng Xạn) hay đại lộ Thanon Luang về phía Đông Bắc là một biểu tượng chiến thắng của người Lào. 


lao67
lao69

Công trình dùng để vinh danh những chiến sĩ trong cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Lào.Patuxay còn nhiều tên gọi khác như đường băng thẳng đứng, con quái vật bằng xi măng hay Champs Elysée của phương Đông.Patuxay trước đây được biết đến là tượng đài Anousavary. Công trình được xây dựng từ năm 1962-1968. Qua nhiều lần dang dở vì thiếu kinh phí và cũng vì nhiều lý do khác, đến nay Patuxay vẫn chưa thực sự hoàn thiện.

Với người dân Lào, sở dĩ công trình không được tiếp tục xây dựng vì theo họ đó nó thể hiện một phần lịch sử nghèo khó của đất nước. Công trình cũng như một lời nhắn nhủ đến thế hệ sau này biết đến quá khứ khó khăn để mà phấn đấu xây dựng đất nước.Patuxay có phần nào đó giống với khải hoàn môn ở Pari. Tuy nhiên, nó mang trong mình nét bản sắc của nhân dân Lào. Đó là những hình tượng trang trí Kinari – nửa người phụ nữ và nửa chim, là những phù điêu mô tả trường ca Rama và các toà tháp mang đậm phong cách của người Lào.

Theo cầu thang xoắn ốc, du khách sẽ đến với tầng 7 của toà tháp. Không gian bao la và trải rộng vươn ra mọi hướng của thủ đô Viên chăn hiện ra trước mắt du khách.Nào là toà thị chính, nào là Pha That Luang (di sản văn hoá thế giới, biểu tượng quốc gia phật giáo tiểu thừa Lào), khu chợ lớn nhất ở Viên Chăn – chợ sáng hay đại sứ quán Việt Nam… tất cả đều có thể ngắm nhìn từ Patuxay. Thật là một địa điểm lý tưởng để có thể ngắm nhìn và chụp ảnh toàn cảnh thành phố.Tuy giữ nguyên dáng vẻ lạnh lùng của lớp xi măng phủ bên ngoài nhưng Patuxay lại được kết hợp hài hoà trong một quảng trường rộng lớn và hết sức đáng yêu.

Khi nắng nhạt dần mỗi khi chiều về là lúc người dân Viên Chăn lại tụ tập về đây. Những gia đình đi dạo, những đứa trẻ tung tăng nô đùa, những cụ già hăng say tập thể dục, những đôi tình nhân e ấp bên nhau cùng ngắm hồ nước mát trong, cái nắng vàng nhạt và khải hoàn môn Patuxay. Thật là một không gian tuyệt vời và dễ mến của người dân Lào.

Video : Vườn Tượng Phật Lào

Cách đây 50 năm, pháp sư Bounlua Suliat đã chọn địa điểm ven dòng Mekong, cách thủ đô Viêng Chăn (Lào) chưa đầy 25km về hướng đông để thực hiện công trình nghệ thuật.Công trình có sự hoà trộn giữa Hindu giáo, Phật giáo bằng ngôn ngữ điêu khắc, tạo thành một quần thể tượng Phật tên gọi Wat Xiengkuane, người đời quen gọi là “Vườn tượng Phật”.

 


Cách đó không xa phía tỉnh Nong Khai của Thái Lan, vị pháp sư này cũng thực hiện một “Vườn tượng Phật” thứ hai tên gọi Wat Khaek với quy mô quần thể tượng cao lớn, hoành tráng hơn cũng chỉ bằng chất liệu xi măng, gạch và sắt thép. Các tác phẩm trong Vườn tượng Phật được thể hiện trong thập niên 1950 - 1960, giai đoạn cuộc chiến tranh Đông Dương đang vào thời kỳ ác liệt nhất. Các tác phẩm của Bounlua lại ẩn chứa trong đó nhiều uẩn khúc của con người, của thời cuộc, để rồi ngay chính những vị thần Phật cũng không thể bình yên tĩnh tại nhập định trong hai khu vườn ấy, mà tất cả như xáo động, bức bối, trào dâng nhiều cảm xúc khác nhau được thể hiện qua từng pho tượng lớn nhỏ.

Bounlua không phải là một hoà thượng. Ở đời thường, ông không cạo đầu, không mặc áo cà sa, thường mặc một bộ trang phục màu trắng trông giống như một vị pháp sư. Tương truyền ông là người rất tinh thông về triết học Hindu, Phật giáo, thần thoại học, biểu tượng học...Bounlua cũng không qua bất kỳ trường lớp đào tạo nào về nghệ thuật tạo hình, điêu khắc. Ông đã từng lý giải về vườn tượng của mình là những hình ảnh kỳ lạ -được ông cùng mấy người cộng sự tạo ra - đến với ông trong những giấc chiêm bao, và trong những cảm nhận về thần linh mà ông ngộ ra được trong đời sống hàng ngày. 


Vườn tượng Wat Xiengkuane là những hình ảnh pha trộn của Hindu giáo, Phật giáo, những thần nhân trong sử thi Ramayana, quần thể tượng Phật và những vị thần Shiva, Arjuna, Visnu, Rama, Sita… Các tác phẩm tượng của Bounlua đều sử dụng chất liệu xi măng, không qua sơn phết hay phủ lên bất kỳ một chất liệu gì khác. Sự thô mộc của chất liệu xi măng qua thời gian đã tạo nên những nét rêu phong, cũ kỹ, thể hiện qua các mảng màu đơn giản như đen, xám của thiên nhiên, của sự bào mòn thời gian càng làm cho thần thái của những bức tượng có thêm vẻ kỳ bí, huyền hoặc. Quy mô của những bức tượng càng cao lớn bao nhiêu, từng chi tiết nhỏ của các bức tượng lại là những nét điêu khắc tỉ mỉ bấy nhiêu. Người xem có thể thấy một nụ cười duyên trên môi vị nữ thần, cũng thấy được những giọt nước mắt đọng trên gương mặt đau khổ của người vợ bị chồng hành hạ.

Cánh Đồng Chum Huyền Bí

Cánh Đồng Chum Huyền BíBí ẩn -Cánh Đồng Chum Xiêng Khoảng  

Bản đồ cánh đồng chum :

 
View Larger Map

 Cánh đồng chum là một khu vực văn hóa lịch sử thuộc tỉnh Xiengkhuang du lịch Lào, nơi có hàng ngàn chum bằng đá nằm rải rác dọc theo cánh đồng . Hiện nay, Cánh đồng Chum vẫn là một bí ẩn đầy sức cuốn hút đối với các nhà khảo cổ học và du khách bởi vẫn chưa có một câu trả lời chính xác cho nguồn gốc của những chiếc chum. Ai đã làm ra chúng, tại sao chúng lại có mặt ở đây và có mặt tự khi nào?


 Ngày nay Cánh đồng Chum có khoảng 2000 chiếc chum lớn bé khác nhau, nằm rải rác ở 52 điểm quanh tỉnh Xiêng Khoảng. Chiếc chum lớn nhất được tìm thấy có đường kính 2,5 m, nặng tới hàng chục tấn. Những chiếc còn lại với đủ hình dạng, kích cỡ khác nhau, không chiếc nào giống với chiếc nào,đa phần là không có nắp và sắp xếp tự nhiên không theo quy định.


 Theo truyền thuyết Lào trước đây có vị vua tên là Khun Cheung  sau khi đánh bại kẻ thù . Ông cho làm những cái chum để ủ lên men và chứa số lượng lớn rượu gạo ( lao lao ) để ăn mừng chiến thắng.Một truyền thuyết nữa cho rằng đây là những chiếc chum của những người khổng lồ .


  Cho đên nay vẫn còn nhiều bí ẩn mà các nhà khoa học vẫn chưa giải thích  chính xác về nguồn gốc của những cái Chum , các nhà khảo cổ đến đây đưa ra nhiều giả thuyết khác nhau .Trong cuốn Mégalithes du Haut-Laos (Cự Thạch Cổ của Bắc Lào, năm 1935), bà Madeleine Colani nhà khảo cổ học người Pháp khẳng định rằng những chiếc chum khổng lồ này không phải dùng để ủ rượu vì không có dấu vết nào chứng minh điều đó.


 Bà đưa ra giả thuyết, mỗi cái chum là một cái quách chôn người chết. Giả thuyết của bà càng được củng cố khi bà phát hiện ra những dấu vết xương, răng người, những vòng tay bằng đồng thau, những chuỗi hạt bằng thủy tinh và đá carnelian... trong những chiếc chum khổng lồ, những nồi đất đựng xương người chôn xung quanh chum, cộng thêm một cái động trong đồi đá vôi gần Bản Ang, lòng động xuyên thẳng lên đỉnh đồi như hai ống khói tự nhiên, vết nám đen trên vách... Colani cho đó là một cái lò hỏa thiêu người chết. 


  Sau khi các nhà khảo cổ khác  phân tích carbone những xương trong chum, trong nồi, các nhà khoa học ngạc nhiên nhận ra rằng tuổi xương còn cao hơn tuổi chum! Các chum này có niên đại 1.500 - 2.000 năm nhưng phần lớn các hiện vật khai quật có niên đại 500 trước Công nguyên đến 800 sau Công nguyên.
Theo sở văn hóa du lịch Lào cho biết hy vọng sau khi Cánh đồng Chum được gỡ sạch mìn, lúc ấy khảo sát toàn bộ cánh đồng và việc này phải mất nhiều năm, các nhà khảo cổ mới có thể nghiên cứu và đưa ra lý giải chính xác nhất cho sự ra đời và tồn tại của những chiếc chum.
Chính vẻ đẹp khác lạ và những câu chuyện huyền bí về nguồn gốc những chiếc chum chưa có hồi kết lại càng khiến hấp dẫn du khách .Mỗi năm thu hút khoảng 1 triệu lượt khách du lịch , trong đó, khách du lịch nước ngoài chiếm tới hơn 60 phần trăm .


 bảng chỉ dẫn
  Cánh đồng chum đến ngày nay được coi là một trong những địa điểm du lịch nguy hiểm nhất thế giới. Trong thời kỳ chiến tranh  (chiến tranh bí mật ), không quân Mỹ đã rải bom dày đặc khu vực này do đó số lượng lớn bom mìn vẫn còn sót lại. Du khách đến đây chỉ được tham quan an toàn ở vị trí an toàn và phải theo chỉ dẫn của các biển báo các quả bom chưa nổ . Mặc dù vậy nhưng Cánh đồng Chum Xiêng Khoảng vẫn được ghi nhận là một trong những di sản văn hóa và hấp dẫn du khách nhất. Dự kiến đến năm 2015, ngành du lịch Lào sẽ đệ trình UNESCO công nhận Cánh đồng Chum là di sản văn hoá thế giới.


Video Cánh đồng Chum :


Thứ Tư, 15 tháng 6, 2011

Vang Viêng Lào Hoang Sơ và Yên Bình - Khám Phá Du Lịch

Vang Viêng Hoang Sơ và Yên Bình
 
  Đất nước du lich Lao được biết đến có nhiều cảnh đẹp hoang sơ và yên bình, hiền hòa. Con người Lào rất thân thiện, hiền lành . ..Vang Viêng được biết là điểm du lịch đầy sức hút đối với những du khách ưa thích cảm giác mạnh và những trò chơi mạo hiểm …

 
 Vị trí nằm cách thủ đô Viên Chăn của Lào khoảng 150 km, thị trấn Vang Viêng được biết đến là một vùng quê thanh bình, yên ả. Với khí hậu quanh năm mát mẻ, có thể ví Vang Viêng như  Đà Lạt của Việt Nam.
 

Vang Viêng bắt đầu phát triển từ thập niên 1980 do lượng khách
du lịch trong nướcdu lịch nước ngoài đến đây ngày một tăng ,đặc biệt thu hút khách du lịch châu âu . Vang Vieng ngày nay có cơ sở khách sạn, nhà hàng, hãng lữ hành phụ vụ cho khách đến du lịch. Ngoài ra Chợ Vangvieng có bán các món ẩm thực Lào,các loại thịt dơi, sóc, khỉ, và thịt chuột… 

các món ăn khô

Nào mình cùng khám phá ẩm thực

Khám Phá những Điểm du lịch giải trí.

thả nổi trên sông nước

Tại đây có rất nhiều lựa chọn cho du khách khi đến với Vang Viêng như nghỉ ngơi trong những căn lều cỏ dựng ngay trên mặt nước hay  thong dong thả mình trên những chiếc phao để tận hưởng không khí trong lành, hoặc chèo kayak thư giãn và ngắm cảnh trời mây sông nước… Dòng Nậm Song trở thành một thiên đường đầy sức hút đối với những du khách ưa thích cảm giác mạnh và những trò chơi mạo hiểm như trượt máng nước, vượt thác hay nhảy bungee để thử phiêu lưu với cảm giác mạnh khi được tung người trên không rồi thả mình xuống dòng sông mát rượi.

đu cáp treo

Cứ vào mỗi thứ 7, chủ nhật hàng tuần, 
Vang Viêng mở thêm các hoạt động leo núi, thám hiểm rừng già, khám phá những con đường mòn bí ẩn, cắm trại qua đêm phục vụ du khách. 




Khi xế chiều , thị trấn Vang Viêng nhỏ bé, bình yên trở nên nhộn nhịp, sầm uất với khu phố Tây. Du khách du lich có thể tìm mua đủ thứ hàng hóa, quà lưu niệm, hay bất cứ dịch vụ gì tại đây và khám phá văn hóa của người dân bản địa qua những món ăn dân giã, giá hợp lý bạn không phải lo tình trạng chặt chém .

  












  Theo những khách du lịch Lào đánh giá mọi thứ tuy còn rất hoang sơ ,dịch vụ du lịch khá tốt. Ngoài ra có rất nhiều nơi để khám phá và thử cảm giác mạnh, hơn nữa du khách có thể dạo qua khu đền chùa mang đậm kiến trúc Lào.

Thiên nhiên đã ưu đãi nhiều Vang Viêng ,khí hậu quanh năm mát mẻ có nhiều cánh rừng xanh tốt , các điểm du lịch đều hoang sơ nên đây là một nơi lý tưởng để thư giãn vào những ngày nghỉ cuối tuần.

Thứ Tư, 18 tháng 5, 2011

Khám Phá Chợ Luang Prabang Lào


Chợ Luang Prabang

   Luang Prabang  ( du lich Lao )một cách dễ hình dung nhất: đó là một cao nguyên với khí hậu mát mẻ hệt như Sapa, Đà Lạt, một đô thị cổ kính với những khu nhà gỗ, nhà hai tầng thấp le te như phố cổ Hội An. Sông Mê kông hùng vĩ uốn lượn xung quanh và có rất nhiều chùa uy nghi, tráng lệ...



   Một điều thú vị mà chúng ta khi đi du lịch Lào cần khám phá, bạn nên dậy sớm cảm nhận không gian yên bình ở Luang Prabang  . Sau khi xem sư đi khất thực, du khách nên rẽ vào con đường nhỏ đằng sau những ngôi chùa. Thật bất ngờ khi khám phá ra một phiên chợ rất độc đáo, lạ lẫm với những sản vật địa phương.



Tại khu chợi của người Lào

một góc chợ

 trứng kiến và côn trùng
  Luang Prabang mùa nào cũng thế, chẳng tấp nập, ồn ào.Bất kì  đi du lịch Lào , tại nhà ga, bến xe,nhộn nhịp  thì trong lòng Luang Prabang vẫn cứ yên tĩnh đến bất ngờ. 

 món da trâu


cá nướng là món ăn không thể thiếu
 du khách đến khu chợ có thể mua được những mật ong rừng chính hiệu



 rêu và su su
 xúc xích Lào
 món bọ theo kiểu Camuchia
người Lào có món đặc sản là món chân bò ,đuôi bò hầm
 chợ bày bán cả đồ cổ
 gia vị chế biến món ăn
măng chua là một món ăn không thể thiếu của người Lào


 những vòng bạc được trạm khắc tinh xảo

 đồ ăn sẵn

 đồ thủ công mây tre đan